Ngày nay, bếp điện ngày càng trở nên thông dụng với mỗi hộ gia đình. Lý do cũng bởi tính năng ưu việt mà chúng mang lại. Có thể kể đến như không phát sinh ra khói, không đốt cháy oxy và đặc biệt không có khí độc hại phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy tiện dụng là vậy nhưng liệu bạn đã biết được cấu tạo của bếp điện gồm những bộ phận chính nào chưa. Nếu chưa hãy cùng hiểu trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Nội dung
1. Lịch sử ra đời của bếp điện
Trước khi đi vào cấu tạo chi tiết, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của bếp điện hay bếp từ trước.
Vào những ngày cuối tháng 9 năm 1859, George B. Simpson (người Mỹ) đã phát hiện ra một điều hết sức thú vị đó là điện tử trường có thể chuyển hóa thành nhiệt năng, với lượng nhiệt năng này hoàn toàn có thể sử dụng cho việc nấu nướng. Đây chính là sự kiện đặt nền móng cho sự phát triển không ngừng của bếp điện qua từng thời kỳ.
Tại thời điểm đó, bếp điện được cấu tạo hết sức đơn giản chỉ với 2 bộ phận chính bao gồm dây mayso và đế chịu nhiệt, một số loại cao cấp thì trang bị thêm kính nhưng khả năng chịu nhiệt khá kém, ảnh hưởng lớn đến độ bền tổng thể của sản phẩm.
Mặc dù vậy, từ thời điểm đó người ta nhận thấy được tiềm năng to lớn của việc sử dụng bếp điện để nấu ăn nên đã không ngừng phát triển cải tiến về mọi mặt. Đến năm 1930, với sự trưởng thành vượt bậc của công nghệ đã giúp cho bếp điện được đưa vào sử dụng thay cho bếp ga và một số loại bếp khác được sử dụng phổ biến trong gia đình.
2. Cấu tạo của bếp điện
Xét về cấu tạo của bếp điện hay còn gọi là bếp hồng ngoại ngày nay có phần cải tiến hơn rất nhiều so với thời kỳ đầu.
2.1. Bộ phận đầu tiên chính là mặt kính
Mặt kính sẽ được đặt trên bộ phận phát nhiệt do đó cấu tạo của mặt kính được gia cường những tính năng đặc biệt như khả năng chịu lực lớn, chống va đập, cùng với đó là khả năng chịu nhiệt tốt, lên tới 1000 độ C. Thêm vào đó mặt kính ngày nay còn được trang bị thêm khả năng tránh gây bỏng cho người sử dụng và không gây giật điện.
Hiện nay, trên thị trường các loại bếp điện sử dụng 5 lại mặt kính sau: mặt kính Schott Ceran nhập khẩu từ Đức, mặt kính K+ nhập khẩu từ Pháp là 2 loại mặt kính thường được trang bị cho những chiếc bếp điện cao cấp. Tiếp sau đó là Kanger, Nippon, Ceramic thường được trang bị cho những chiếc bếp điện bình dân hơn
2.2. Bộ phận thứ 2 là Mâm nhiệt
Phần lớn các thiết bị bếp điện trước đây đều sử dụng bóng đèn halogen và sợi dây mayso có tuổi thọ trung bình 2500 tiếng.
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, mâm nhiệt E.G.O ra đời với nhiều tính năng vượt trội với hiệu suất cao mà lại an toàn hơn. Được các nhà khoa học thí nghiệm đánh giá tuổi thọ của mâm nhiệt có thể lên tới 8000 giờ.
2.3. Thứ 3 là bộ vi mạch điện tử
Tùy thuộc vào thiết kế của từng hãng mà các linh kiện điện tử sẽ được sử dụng và lắp ráp khác nhau, nhưng tựu chung chúng thường có những linh kiện sau:
Nguồn điện và mạch chỉnh lưu
Nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung
Sò công suất IGBT
Tụ điện
Cuộn dây Panel
Các cảm biến nhiệt độ
Khối vi xử lý MUC
Quạt làm mát
Cảm biến nhiệt
Cùng một vài linh kiện nhỏ khác trong mạch điện bếp điện.
Trong số những linh kiện này, quan trọng nhất vẫn là bo mạch điều khiển, chịu trách nhiệm cung cấp dòng điện tần số cao cho cuộn cảm bếp điện. Là bộ phận nhận lệnh thao tác của người dùng qua các phím bấm.
2.4. Thứ 4 là phần thân và đáy bếp (hay còn gọi là bụng bếp)
Có thể hiểu phần này chính là phần vỏ của chiếc bếp điện. Có 3 loại vỏ thường gặp đó là vỏ bằng nhựa và vỏ bằng kim loại, và vỏ bằng nhựa kết hợp kim loại
Với những chiếc vỏ bằng nhựa thường được thiết kế cho những chiếc bếp điện giá rẻ, có nhược điểm lớn nhất đó là khả năng chịu lực không được tốt.
Đối với vỏ băng kim loại, thường được trang bị cho bếp điện loại trung và cao cấp bởi khả năng chịu va đập tốt, dẫn điện dò tốt (để tiếp mass)
Loại thứ 3, cũng là loại có chất lượng tốt nhất, vỏ bằng nhựa kết hợp kim loại, thường được trang chị cho những sản phẩm cao cấp bởi vừa có khả năng chịu lực va đập của vỏ kim loại, lại vừa giảm trọng lượng của bếp khi pha trộn với nhựa. Đó là lý do tại sao những chiếc này sẽ có giá thành cao hơn trên thị trường.
Kết luận: Trên đây là tất cả những bộ phận cấu thành nên chiếc bếp điện. Có lẽ tới đây bạn cũng nắm được tương đối, nếu bất chợt chiếc bếp điện nhà bạn gặp phải sự cố thì đâu đó bạn cũng đoán được lỗi nằm ở thiết bị nào.