Bếp từ nổi lên như một ứng cử viên không thể thay thế cho mỗi căn bếp hiện đại. Nhờ sự tiện dụng và thông minh của chúng. Cùng vì thế mà vắng bóng đi những mẫu bếp ga, bếp điện cũ đã dùng bao năm. Nhưng dù sao, bếp từ cũng là sản phẩm sử dụng lâu dài, được cải tiến từng ngày để cho hiệu quả tối đa nhất. Không thể thiếu phần của bảng vi mạch điện tử của bếp từ. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về sơ đồ mạch điện của bếp từ hiện nay.
Nội dung
- 1 1. Tổng quan về bảng vi mạch điện tử
- 2 2. Cấu tạo chi tiết bảng mạch bếp từ
- 2.1 2.1. Bộ phận nguồn và mạch chỉnh lưu
- 2.2 2.2. Nguồn xung và nguồn chuyển mạch ngắt mở
- 2.3 2.3. Linh kiện sò công suất chân G_C_E
- 2.4 2.4. Cuộn dây Panel trong bếp từ
- 2.5 2.5. Bộ phận tầng khuếch đại trong bảng vi mạch điện tử
- 2.6 2.6. Bộ phận cảm biến nhiệt độ
- 2.7 2.7. Bộ phậm MCU (Khối vi xử lý)
- 2.8 2.8. Bộ phận Keyboard, Display (phím bấm và màn hiển thị)
- 2.9 2.9. Quạt làm mát
- 2.10 2.10. Tín hiệu đồng bộ
- 2.11 2.11. Một số linh kiện khác
1. Tổng quan về bảng vi mạch điện tử
Trước khi đi vào cấu tạo chi tiết của mạch điện thì chúng ta cũng có thể hiểu một cách đơn giản là mỗi bếp điện từ đều có một sơ đồ mạch điện cùng nhiều linh kiện khác có vai trò thực hiện nguyên lý hoạt động của bếp từ. Tham khảo thêm bếp điện có mới bộ phận chính, và ngoài bảng vi mạch ra còn bộ phận nào?
Có trách nhiệm, nhận nguồn điện, điều khiển các linh kiện của thiết bị sinh ra từ trường, làm nóng đáy nồi (đối với bếp từ) hoặc làm nóng bề mặt bếp (đối với các dòng bếp hồng ngoại, bếp điện từ) từ đó làm chín thức ăn qua các vật dụng như xoong nồi.
2. Cấu tạo chi tiết bảng mạch bếp từ
Khi bạn đã nắm được sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết những linh kiện của bảng mạch này. Nếu có xảy ra sự cố trong lúc sử dụng thì bạn cũng có thể biết được lý do tại sao.
2.1. Bộ phận nguồn và mạch chỉnh lưu
Đây là bộ phận đầu vào của bếp điện. 2 Bộ phận này có các linh kiện như cầu chì (chịu trách nhiệm bảo vệ mạch lọc nhiễu cao tần), cầu đi ốt chỉnh lưu và quá dòng.
2.2. Nguồn xung và nguồn chuyển mạch ngắt mở
Bộ phận này có tác dụng tạo ra các mức điện áp, sau đó đảm nhiệm vai trò cấp điện áp DC tới các bộ phận khác như:
Điện áp DC 5V: truyền tải điện đến khối MCU vi xử lý
Điện áp 12V: cấp điện đến hệ thống quạt làm mát
Điện áp 15V – 18V: cung cấp điện cho sò công suất IGBT Driver
2.3. Linh kiện sò công suất chân G_C_E
Sò công suất chính là bộ phận tiêu hao năng lượng lớn nhất của bếp từ. Với vai trò chính là đóng mở các tần số cao và sinh ra dòng cao tần.
Dòng điện do sò công suất sinh ra sẽ chạy qua dây dẫn của bếp từ, sinh ra từ trường và làm nóng đóng xoong nồi.
2.4. Cuộn dây Panel trong bếp từ
Bộ phận này là không thể thiếu trong bếp từ bởi đây là bộ phận chính có tác dụng tạo ra từ trường. Và đúng như nguyên lý, từ trường sẽ sinh ra dòng điện Foucault ở đáy nồi, từ đó sinh nhiệt.
2.5. Bộ phận tầng khuếch đại trong bảng vi mạch điện tử
Linh kiện này có tác dụng khuếch đại xung điện để điện áp trong phạm vi từ 15V – 18V sau đó mới chuyển đến chân G của sò công suất.
2.6. Bộ phận cảm biến nhiệt độ
Thông thường các bếp từ sẽ được trang bị 2 bộ phận cảm biến nhiệt. 1 Cái sẽ được đặt ở đáy dụng cụ nấu nước với vai trò kiểm soát nhiệt độ nồi chảo khi nấu ăn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm điện hơn và an toàn khi sử dụng.
Cảm biến nhiệt thứ 2 được bắt ốc cạnh sò công suất, với 1 nhiệm vụ duy nhất đó là theo dõi nhiệt độ của sò công suất. Mâm nhiệt bếp từ còn có chức năng làm nóng nấu chín thức ăn.
2.7. Bộ phậm MCU (Khối vi xử lý)
Khối vi xử lý sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý đã được lập trình sẵn từ trước. Sau khi người dùng thao tác trên bảng điện tử, thông tin sẽ được khối vi xử lý tiếp nhận và đặt lệnh để sò công suất làm việc.
Ngoài ra, MCU chịu trách nhiệm phát hiện xem có thiêt bị xoong nồi nào đặt ở trên bếp hay không, nếu không bộ vi xử lý sẽ đặt lệnh cho sò công suất ngừng hoạt động.
Thêm vào đó, trách nhiệm của MCU cũng sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát nhiệt độ của dụng cụ nấu và sò công suất. Khi rơi vào tình trạng quá nhiệt MCU sẽ ra tín hiệu để sò công suất tạm nghỉ, để bảo vệ sò cũng như các linh kiện khác.
2.8. Bộ phận Keyboard, Display (phím bấm và màn hiển thị)
Các phím bấm hoạt động dưới sự điều khiển của CPU, khi người dùng nhập lệnh truyền tới CPU
Kết hợp cùng với màn hình hiển thị với hệ thống đèn LED. Thường sẽ có màu đỏ hoặc xanh, được người dùng sử dụng để biết các chế độ đun nấu.
2.9. Quạt làm mát
Đây là linh kiện không thể thiếu trong mỗi chiếc bếp từ với nhiệm vụ làm mát các linh kiện khác.
2.10. Tín hiệu đồng bộ
Tín hiệu được phát ra từ 2 đầu cuộc dây giữ vai trò xác định nồi chào có đặt lên bếp không
2.11. Một số linh kiện khác
Ngoài 10 bộ phận chính trên ra thì vẫn còn một số linh kiện nhỏ khác có thể kể đến như Chuông (tiếng kêu bíp bíp sẽ phát ra khi thông báo hoặc cảnh báo), OC – Báo quá dòng và OC – Báo quá áp – 2 linh kiện này có chắc năng báo lại cho CPU biết hiện tại bếp điện hoạt động như nào để đưa ra phương án xử lý.
Kết luận: Tới đây chắc chắn bạn đã nắm được bảng vi mạch điện tử bếp từ gồm những gì và chức năng của nó. Trong số đó phải kể đến khả năng xử lý tín hiệu của vi mạch điện tử là rất quan trọng. Qua đó, bạn cũng có thể nắm được cách xử lý khi bếp điện gặp sự cố trong lúc sử dụng.